10.797222346,106.677222250

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào?

20/10/2021 - 11:10:47 PM | 831

Trong thực tế vẫn hay có sự nhầm lẫn giữa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Để làm rõ được vấn đề này, dưới đây là bài tư vấn của Luật sư tư vấn thủ tục hành chính tại Viva Law Firm về những điểm khác biệt trong thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

Câu hỏi: Tôi muốn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 để phục vụ cho thông tin bản thân, không biết tôi có thể ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu này không. Và luật sư cho tôi biết thêm những điểm khác biệt giữa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 là gì?

1. Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Đối với cả hai phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2, đều ghi nhận những thông tin liên quan đến nhân thân của người của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp như họ, tên, giới tính, quốc tịch, ngày, tháng, năm sinh, năm sinh, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

Tuy nhiên, tại Phiếu lý lịch tư pháp số 2 còn ghi nhận thêm thông tin về họ tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Đối với thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 không có yêu cầu thì thông tin này có thể không được ghi. Nhưng trong trường hợp của Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì nội dung thông tin trên là bắt buộc phải có.

Về tình trạng án tích, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 có những nội dung khác nhau như sau:

Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”.

+ Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

 

 

 

 

 

 

Do đối tượng và mục đích sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau, nên về phần nội dung tình trạng án tích được thể hiện khác nhau. 

Một số thông tin được thể hiện rõ ở Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm giúp ích cho việc điều tra, kiểm soát thông tin về một cá nhân nào đó vì đối tượng sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là bản thân người yêu cầu và cơ quan chức năng.

Xem thêm: Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp qua bưu điện

2. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào? 

Trước hết, đối tượng được cấp khác nhau giữa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cụ thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam; tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan Nhà nước để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng, và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 tiến hành các thủ tục yêu cầu giống nhau.

Với những mục đích và đối tượng sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như trên, thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cũng có một số điểm khác nhau giữa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Bao gồm:

Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Cơ quan, tổ chức được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.

Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú;

Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định về nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định về nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

 

Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác;

Và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

 

3. Có được ủy quyền việc thực hiện yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1, nhưng không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần làm văn bản ủy quyền.

Phạm vi thực hiện công việc yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo ủy quyền được xác định tại nội dung ủy quyền. Tại đây, người ủy quyền xác lập các công việc thực hiện yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 như: chuẩn bị hồ sơ, tiến hành thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở tư pháp, hoặc nhận hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.

Trên là những đặc điểm khác biệt mang tính đặc trưng được quy định bởi pháp luật đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc nếu khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ thực hiện thủ tục, hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý với giá cả hợp lý, bởi những Luật sư tư vấn thủ tục hành chính giàu kinh nghiệm từ Viva Law Firm. Trân trọng!

Liên hệ qua Hotline:

093 559 6650 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 093 559 6650  – Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

Văn phòng luật sư Long An

Văn phòng luật sư Long Thành Đồng Nai

Bài viết mới nhất

Theo pháp luật hiện hành có 2 loại Phiếu lý lịch tư pháp là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Vậy 2 loại Phiếu lý lịch tư pháp này khác nhau như thế nào?

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244