10.797222346,106.677222250

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc

19/09/2023 - 03:09:47 PM | 319

Thừa kế quyền sử dụng đất luôn là mâu thuẫn lớn nhất phát sinh trong quan hệ thừa kế. Nguyên nhân là do người mất không để lại di chúc, di chúc không rõ ràng hay có người không thống nhất về cách phân chia. Trong bài viết này, luật sư tư vấn đất đai của Công ty Luật TNHH Viva thông qua giải đáp tình huống sẽ đưa đến quý khách hàng các nội dung cơ bản khi giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc.

Tình huống: Mẹ tôi mất năm 2018, không để lại di chúc, lúc còn sống mẹ và ba tôi làm ăn và mua được mảnh đất mà hiện tại gia đình đang sống. Năm 2020, ba tôi lấy vợ mới và nay ông đòi làm thủ tục đứng tên chung trên sổ đỏ với người vợ mới này. Cho tôi hỏi để tôi có thể ngăn cản ba tôi làm như vậy không? Mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cảm ơn luật sư.

1. Thừa kế quyền sử dụng đất được pháp luật quy định như thế nào?

Để tránh các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất xảy ra, cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất.

Thứ nhất, cần quan tâm quy định của pháp luật thừa kế. Hiện tại, Bộ luật Dân sự 2015 quy định có hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

- Thừa kế theo di chúc là cơ bản phần di sản do người chết để lại sẽ được chia theo ý nguyện của người chết.

- Thừa kế theo pháp luật được chọn để chia di sản của người chết khi người chết không có di chúc hoặc di chúc không hiệu lực hay di chúc không đề cập nhưng có những người được hưởng di sản mà không phụ thuộc vào di chúc…

Thứ hai, để giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cần quan tâm cụ thể hơn đến điều kiện để thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất theo Điều 188 Luật Đất đai 2013:

- Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài hai điểm trên thì việc thừa kế quyền sử dụng đất còn cần phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Hiện nay, rất nhiều trường hợp thừa kế đất nhưng không thực hiện thủ tục này nên việc thừa kế chưa phát sinh hiệu lực dẫn đến các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

2. Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong tình huống trên, mẹ mất không để lại di chúc nên phần di sản là mảnh đất đứng tên chung của ba mẹ bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

….

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Để giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, trước tiên cần thực hiện chia đôi giá trị mảnh đất, sau đó phần tài sản thuộc quyền định đoạt của mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, bạn và ba bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được quyền hưởng di sản bằng nhau.

Như vậy, việc ba bạn thực hiện để vợ sau đứng tên chung trên sổ đỏ là tài sản chung của ba mẹ bạn là không được, chỉ được quyền đứng tên trên phần đất thuộc quyền định đoạn của ba bạn. Lúc này, cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản và thỏa thuận phân chia thừa kế.

Xem thêm: Giải quyết các trường hợp tranh chấp đất ông bà để lại

3. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có phải hoà giải không?

Theo quy định Điều 202 và 203 Luật Đất đai 2013, khi xảy ra tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng hay tranh chấp quyền sử dụng đất, Nhà nước đều khuyến khích thực hiện hòa giải trước khi khởi kiện tại Tòa án. Nhưng đây không phải là quy định bắt buộc mà theo khoản 2 Điều Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP tranh chấp liên quan đến đất đai có hai trường hợp:

Một là, tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, để đủ điều kiện khởi kiện tại Tòa án thì cần thực hiện tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trước.

Hai là, không cần thực hiện thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất,...

Xem thêm: Tranh chấp đất đai hết thời hiệu khởi kiện

Trên đây là bài viết giải đáp cho khách hàng các thông tin về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline: 

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook: 

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email: 

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

 

Bài viết mới nhất

Thừa kế quyền sử dụng đất luôn là mâu thuẫn lớn nhất phát sinh trong quan hệ thừa kế. Nguyên nhân là do người mất không để lại di chúc, di chúc không rõ ràng hay có người không thống nhất về cách phân chia.

tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244