10.797222346,106.677222250

Bị công ty sa thải trái luật nên làm gì?

19/01/2022 - 05:01:39 PM | 534

Sa thải trái luật là hình thức kỷ luật nặng nhất của công ty. Trong tình dịch bệnh Covid-19, việc sa thải chấm dứt hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Vậy nếu người lao động rơi vào trường hợp sa thải trái luật thì cần phải làm gì? Để người lao động có thể hiểu rõ những việc cần thực hiện khi công ty sa thải trái luật, qua bài viết dưới đây Luật sư tư vấn lao động của chúng tôi sẽ giúp quý khách hiểu hơn về vấn đề này.

1. Các trường hợp công ty sa thải trái luật

Bộ luật lao động hiện nay không quy định cụ thể các trường hợp công ty sa thải như thế nào là trái luật, mà chỉ quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng trong trường hợp nào. Vì vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp dưới đây mà bị công ty áp dụng hình thức kỷ luật sa thải là trái quy định của pháp luật lao động.

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2019 thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc.

- Có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động

- Người lao động đã bị xử lí kỷ luật là kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức nhưng vẫn tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật sẽ bị sa thải.

- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc tự ý bỏ việc 20 ngày cộng dồn trong thời gian 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Lưu ý: Trường hợp được xem là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hoả hoạn, bản thân, nhân thân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, nếu không đủ một trong các điều kiện trên nhưng bị công ty áp dụng hình thức sa thải thì bị coi là sa thải trái với quy định của pháp luật lao động.

2. Công ty sa thải trái luật có buộc bồi thường không?

Để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi bị công ty sa thải trái luật, pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm như sau:

- Nhận lại người lao động tiếp tục làm việc theo hợp đồng đã giao kết, phải trả tiền lương và đóng các loại bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc, đồng thời phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng lương theo hợp đồng lao động.

Lưu ý: Khi người lao động trở lại làm việc thì phải hoàn trả lại các khoản trợ cấp thôi việc, mất việc cho người sử dụng lao động

- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì phải trả các khoản tiền bảo hiểm, 02 tháng lương theo hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải trả thêm trợ cấp thôi việc theo quy định để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại lao động và người lao động đồng ý không tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền bảo hiểm, 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và trợ cấp thôi việc thì hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng để chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, khi công ty sa thải trái luật, dù người lao động có trở lại làm việc hay không thì người sử dụng lao động vẫn phải trả cho người lao động một khoản tiền.

Xem thêm: Công ty chấm dứt hợp đồng trái luật có phải bồi thường

3. Khởi kiện khi công ty sa thải trái luật

Khi người lao động có căn cứ cho rằng công ty sa thải trái luật thì người lao động có thể yêu cầu công ty chấm dứt hành vi sa thải trái luật, nhận người lao động trở lại làm việc, bồi thường thời gian không được làm việc theo quy định của pháp luật. Nếu người lao động đã yêu cầu nhưng công ty không giải quyết theo quy định thì người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc khởi kiện ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở của công ty theo quy định của pháp luật lao động.

Người lao động có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về sa thải trái luật cần chuẩn bị những loại giấy tờ chứng minh cho quan hệ lao động; những giấy tờ, tài liệu chứng minh cho sự kiện tranh chấp giữa các bên như:

- Đơn khởi kiện sa thải trái luật;

- Hợp đồng lao động;

- Quyết định kỷ luật theo hình thức sa thải;

- Biên bản họp kỷ luật sa thải;

- Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,...)

Lưu ý: Khi nộp đơn khởi kiện vụ án lao động, tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn đến Toà án thì Tòa án sẽ kiểm tra đơn khởi kiện, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ tiến hành thụ lý giải quyết.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động theo quy định mới nhất

Trên đây là nội dung phân tích về các vấn đề xoay quanh vấn đề công ty sa thải trái luật? Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ tận tình đến từ đội ngũ Luật sư Lao động giàu kinh nghiệm của công ty!

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 094 221 7878 - Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Công ty sa thải trái luật phải nhận lại người lao động làm việc, phải trả tiền lương và các loại bảo hiểm. Người lao động có quyền khởi kiện công ty ra Tòa án.

công ty sa thải trái luật

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244