10.797222346,106.677222250

Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa là như thế nào?

25/11/2021 - 02:11:34 AM | 638

Lĩnh vực đất đai là một trong những lĩnh vực phức tạp, có nhiều vấn đề xảy ra xung quanh như quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất... luôn là vấn đề mà nhiều người quan tâm và thắc mắc vì có nhiều trình tự, thủ tục và vấn đề pháp lý. Ngày hôm nay luật sư tư vấn đất đai công ty Vnlaw sẽ giải đáp thắc mắc của khách hàng về vấn đề trình tự, thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa.

Câu hỏi khách hàng: Chào Luật sư, hiện nay tôi là Nguyễn Xuân Đ, tôi có 220m2 đất trồng lúa nước ở quê ở xã Gia Hanh, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tôi muốn cho em trai 120m2 đất trồng lúa nước của tôi, để em trai tôi cho người khác thuê. Nhưng em trai tôi làm kế toán ở TP.HCM. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có được chuyển nhượng đất trồng lúa cho em trai hay không? Và trình tự thủ tục như thế nào?

Với câu hỏi của khách hàng liên quan đến vấn đề thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa luật sư xin được giải đáp như sau:

1. Đất trồng lúa có được chuyển nhượng hay không?

chuyển nhượng đất trồng lúa

Quy định pháp luật về điều kiện chuyển nhượng đất trồng lúa tại Điều 188 Luật đất đai 2013. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang sử dụng trồng lúa.

- Đất không có tranh chấp.

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

- Trong thời hạn sử dụng đất.

- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai.

Từ những quy định của pháp luật được nêu trên. Đất trồng lúa cũng có thể chuyển nhượng khi thoả mãn các điều kiện ở trên. Như vậy mảnh đất mà khách hàng đang muốn bán đi có thể chuyển nhượng cho hàng xóm nếu đủ điều kiện mà pháp luật quy định.

2. Điều kiện để thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa

Để có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa, người chuyển nhượng và người nhận chuyển chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật:

2.1 Điều kiện đối với người chuyển nhượng

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng lúa.

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

2.2 Điều kiện của người nhận chuyển nhượng

Để có thể thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa từ người khác. Người nhận chuyển nhượng phải đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Theo quy định định tại Điều 190 Luật đất đai 2013, người nhận nhận chuyển nhượng phải là người trong cùng xã, phường, thị trấn với người chuyển nhượng.

Người nhận chuyển nhượng không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng được quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013:

Theo đó những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm:

- Thứ nhất: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị pháp luật cấm nhận chuyển nhượng thì cũng bị cấm chuyển nhượng.

- Thứ hai: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

- Thứ ba: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

- Thứ tư: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Như vậy, để có thể chuyển nhượng đất trồng lúa. Khách hàng và người nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. 

Cụ thể trong trường hợp của khách hàng, thì không thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa. Vì người nhận chuyển nhượng không đáp ứng điều kiện để nhận chuyển nhượng: Do người nhận chuyển nhượng không sống trong cùng xã với khách hàng. Hơn nữa người nhận chuyển nhượng cũng không phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Xem thêm: Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất thổ cư được không

3. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng nhượng đất trồng lúa

Khi đáp ứng được các điều kiện để có thể chuyển nhượng đất trồng lúa. Quý khách hàng phải tuân theo trình tự, thủ tục về chuyển nhượng đất trồng lúa như sau:

Bước 1: Hai bên thỏa thuận lập hợp đồng chuyển nhượng đất trồng lúa.

Bước 2: Theo quy định của Luật đất đai và Luật Công chứng, thì hợp đồng chuyển nhượng này phải được công chứng

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai.

Sau khi đã công chứng hợp đồng, hai bên đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân quận (huyện) nơi có đất nộp hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng đất. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin đăng ký biến động (theo mẫu);

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng);

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai bên, nếu quyền sở hữu đất trồng lúa là của vợ chồng (bản sao).

Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên. Cũng như thực hiện đúng trình tự trong việc nộp hồ sơ nơi cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, từ những quy định của pháp luật hiện hành mà luật sư tư vấn đất đai đưa ra. Việc chuyển nhượng đất trồng lúa cho hàng xóm là hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên vấn đề về thủ tục chuyển nhượng đất đai, cụ thể là thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa còn có nhiều vấn đề pháp lý liên quan.

Nếu anh có thắc mắc nào khác liên quan đến việc làm thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM từ đội ngũ luật sư của chúng tôi.

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác của Qúy khách hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

Văn phòng luật sư Nhà Bè HCM

Văn phòng luật sư Long Thành Đồng Nai

Bài viết mới nhất

Khi đáp ứng được các điều kiện để có thể chuyển nhượng đất trồng lúa. Quý khách hàng phải tuân theo trình tự, thủ tục về chuyển nhượng đất trồng lúa sau.

chuyển nhượng đất trồng lúa

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244