10.797222346,106.677222250

Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật

02/10/2021 - 06:10:18 AM | 1069

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hiệu lực của di chúc? Di chúc có hiệu lực từ thời điểm nào? là các vấn để đặc biệt quan trọng trong quan hệ thừa kế, đặc biệt là thừa kế theo di chúc. 

Việc xác định di chúc có hiệu lực hay không, một phần hay toàn bộ có ảnh hưởng cơ bản đến việc phân chia di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế. Dưới đây là bài viết về hiệu lực của di chúc mà Luật sư dân sự hỗ trợ cho quý khách hàng tham khảo. 

1. Điều kiện có hiệu lực của di chúc

Thứ nhất: Di chúc phải đáp ứng điều kiện về năng lực chủ thể

hiệu lực của di chúc

Để các cá nhân có thể tham gia vào các giao dịch dân sự nói chung và lập di chúc nói riêng thì cá nhân đó cần có năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo Điều 16 và Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015.

Người lập di chúc bao gồm 02 đối tượng đó là:

+ Người thành niên có đủ điều kiện như minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép thì có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. 

+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Trong đó, xét theo năng lực hành vi dân sự của cá nhân và khả năng lập di chúc, có 03 trường hợp như sau:

+ Trường hợp một, người mất năng lực hành vi dân sự: do là người không thể nhận thức, làm chủ được hành vi nên không thể đáp ứng điều kiện minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Vì vậy, không thể có hiệu lực của di chúc do người mất năng lực hành vi dân sự lập.

+ Trường hợp hai, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: là đối tượng “lúc tỉnh, lúc mê” nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, hiệu lực của di chúc do người đó đáp ứng được yêu cầu minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

+ Trường hợp ba, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: là đối tượng bị Tòa án ngăn chặn việc phá tán tài sản gia đình, không liên quan đến khả năng nhận thức của người đó. Vì vậy, hiệu lực của di chúc do người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đáp ứng được yêu cầu minh mẫn sáng suốt trong quá trình lập di chúc.

Thứ hai: Điều kiện về ý chí của người lập di chúc 

Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Đây là một trong những điều kiện nhằm đảm bảo hiệu lực của di chúc và thể hiện đúng ý nguyện, sự định đoạt, quyết định của người lập di chúc về việc dịch chuyển tài sản của họ sau khi chết.

Sự tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của họ ra bên ngoài. Khi người lập di chúc bị cưỡng ép, đe dọa hoặc lừa dối tức là hiệu lực của di chúc đó không thể xảy ra vì vi phạm vào một trong những nguyên tắc cơ bản của bộ luật dân sự.

Thứ ba: Điều kiện về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc là yếu tố cơ bản trong hiệu lực của di chúc và phải đáp ứng đủ các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản.

Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí tự định đoạt rất cao của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời cho những người còn sống, pháp luật không can thiệp sâu vào sự tự do ý chí đó. Do đó Khoản 2 Điều 631 BLDS 2015 quy định ngoài các nội dung cơ bản trên, di chúc có thể có các nội dung khác.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quyền định đoạt ấy không chịu sự ràng buộc nào của pháp luật. Ý chí tự định đoạt của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước và đạo đức xã hội nhằm đáp ứng sự có hiệu lực của di chúc. 

Nếu di chúc có nội dung trái với pháp luật và đạo đức xã hội thì có thể bị coi là vô hiệu hay di chúc đó không có hiệu lực.

Thứ tư: Điều kiện về hình thức

Hình thức của di chúc là phương tiện biểu hiện ý chí của người lập di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 627 BLDS 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 

Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ yêu cầu phải lập di chúc bằng văn bản hoặc bằng văn bản và có công chứng/chứng thực. Tùy theo trường hợp mà pháp luật quy định điều kiện, thủ tục về mặt hình thức và khi không đáp ứng những điều kiện về mặt hình thức đó thì di chúc bị coi là vô hiệu.

2. Hiệu lực của di chúc bắt đầu từ khi nào?

Theo khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, hiệu lực của di chúc được xác định là từ thời điểm mở thừa kế.

Trong đó, thời điểm mở thừa kế theo quy định của Khoản 1, Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 là thời điểm người có tài sản chết (thường được ghi nhận trên Giấy chứng tử). 

Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết (chết pháp lý) thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, khi một người lập di chúc thì vào thời điểm họ còn sống thì di chúc ấy chưa có hiệu lực ngay lập tức mà hiệu lực của di chúc chỉ bắt đầu từ thời điểm mà họ được xác định là đã chết và có các giấy tờ chứng minh đã chết, theo quy định pháp luật.

3. Di chúc không có hiệu lực

Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc hiệu lực của di chúc chỉ có giá trị một phần trong trường hợp sau đây:

Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì di chúc không có hiệu lực đối với người thừa kế đó;

+ Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, thì hiệu lực của di chúc có liên quan đến cá nhân này sẽ không còn.

Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì di chúc không có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức được thừa kế đó.

+ Trường hợp một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì hiệu lực của di chúc chỉ còn đối với phần di chúc có liên quan đến cơ quan, tổ chức này.

Hiệu lực của di chúc không còn, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì hiệu lực của di chúc chỉ còn đối với phần di sản còn lại.

Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc đối với các phần còn lại, thì chỉ phần không hợp pháp đó không có hiệu lực.

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản, thì hiệu lực của di chúc chỉ có giá trị đối với bản di chúc sau cùng.

Như vậy, trên đây chúng tôi đã trình bày vấn đề hiệu lực của di chúc, các trường hợp di chúc có hiệu lực, di chúc không có hiệu lực và các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật hiện hành.

Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI − TẬN TÂM − TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn đất đai và các Chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật của chúng tôi, Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Dĩ An

Văn phòng luật sư Bình Chánh

Văn phòng luật sư Long Thành

Bài viết mới nhất

Di chúc là văn bản được thực hiện khi một người muốn để lại tài sản của mình sau khi chết cho người khác. Vậy hiệu lực của di chúc được quy định thế nào?

hiệu lực của di chúc

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244