Quy định về hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Tư Vấn Luật Hình Sự - Luật Sư Tố Tụng Viva Law Firm | Luật Sư Đất Đai
Quy định về hợp đồng đặt cọc mua bán đất
23/09/2021 03:33 8993 Lần

    Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm khá thông dụng đối với việc chuyển nhượng, mua bán những tài sản có giá trị lớn như: nhà, đất. Vì vậy các bên có liên quan luôn quan tâm đến việc xác lập hợp đồng đặt cọc mua bán đất và giá trị pháp lý của nó. Dưới đây là những nội dung liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua bán đất

    Câu hỏi của khách hàng: Anh A là chủ của một xưởng sản xuất nhôm, kính. Vì để mở rộng quy mô sản xuất và buôn bán, anh A đã hỏi mua mảnh đất trống của nhà tôi. Đất đã có sổ đỏ và không có tranh chấp gì. Dựa vào giá bán hiện tại trên thị trường thì mảnh đất đó có giá 1.200.000.000 đồng. Anh A muốn đặt cọc trước 700.000.000 đồng. Còn lại 500.000.000 đồng thì sẽ trả trong 2 tháng ( 250.000.000 đồng/ tháng). Vì không hiểu rõ về đặt cọc nên tôi muốn nhờ công ty tư vấn cho tôi, cũng như việc xác lập hợp đồng đặt cọc theo quy định pháp luật. Xin cảm ơn.

    1. Hợp đồng đặt cọc là gì?

    hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

    Dựa vào quy định tại khoản 1 Điều 328 BLDS năm 2015: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

     Như vậy, hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận giữa hai bên để đảm bảo giao kết một hợp đồng dân sự khác hoặc thực hiện một hợp đồng dân sự đã giao kết đúng với thỏa thuận.

    >>> Tải Mẫu hợp đồng đặt cọc tại đây

    2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

    Hợp đồng đặt cọc mua bán đất cũng là một giao dịch dân sự bởi ở đó thể hiện sự thỏa thuận của các bên: bên đặt cọc- bên nhận đặt cọc, vì vậy để hợp đồng này có giá trị pháp lý cũng cần phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 117 BLDS 2015:

    “Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

    Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất bằng miệng

    3. Nội dung của hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

    Các nội dung trong hợp đồng đặt cọc thường bao gồm:

    - Thông tin của bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc; 

    - Tài sản đặt cọc; 

    - Mục đích đặt cọc;

    - Thời hạn đặt cọc;

    - Quyền và nghĩa vụ của hai bên; 

    - Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đặt cọc;

    - Phương thức giải quyết tranh chấp;

    - Chữ ký của hai bên. 

    4. Hình thức của hợp đồng đặt cọc

    Tại Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:

    Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

    Thực tế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 về đặt cọc thì không đề cập tới việc hình thức của hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất như thế nào, chỉ cần đảm bảo đúng mục đích và nội dung đã thỏa thuận. Do đó, nếu có lập thành văn bản mà không có công chứng, chứng thực, hoặc không có người làm chứng thì vẫn hợp pháp. Tuy nhiên, dựa theo nguyên tắc đặt cọc để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ, phòng trừ trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra thì pháp luật cũng khuyến khích các bên nên có những hình thức xác lập để pháp luật dễ nhận biết và dễ dàng xử lý.

    Theo đó, các bên nên thỏa thuận lập thành văn bản, hoặc là có người làm chứng ký nhận trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hoặc phải có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

    Trên đây là một số tư vấn từ công ty cho thắc mắc của bạn. Hợp đồng đặt cọc mua bán đất rất dễ xảy ra những tranh chấp sau đó, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của một trong các bên. Vì vậy, để được hỗ trợ về việc soạn thảo hợp đồng đặt cọc hoặc tư vấn về giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất, vui lòng tham khảo các bài viết của công ty hoặc có thể liên hệ trực tiếp để gặp tư vấn pháp luật đất đai. Trân trọng! 

    Liên hệ qua Hotline:

    094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

    096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

    Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

    – Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

    – Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

    Liên hệ qua Zalo – Facebook:

    Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

    Liên hệ qua Email:

    Saigonlaw68@gmail.com

    Luatsutronghieu@gmail.com

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

    >> Xem thêm:

    - Văn phong luật sư Nhà Bè HCM

    - Văn phòng luật sư Bình Chánh

    - Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

    Zalo
    Hotline