10.797222346,106.677222250

Quyền của người lập di chúc theo quy định của pháp luật

02/10/2021 - 06:10:37 AM | 686

Trước khi lập một bản di chúc, việc hiểu biết các quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp của bản di chúc đó. Bài viết dưới đây là nội dung tư vấn của Luật sư Dân sự về các quy định pháp luật đối với quyền của người lập di chúc năm 2021 mà người lập di chúc cần lưu ý.

1. Điều kiện thực hiện quyền của người lập di chúc

Điều kiện thực hiện quyền của người lập di chúc là điều kiện về năng lực chủ thể của người lập di chúc, là yếu tố công nhận tính hợp pháp của bản di chúc. Pháp luật dân sự hiện hành quy định điều kiện thực hiện quyền của người lập di chúc tại Điều 625, khoản 1 Điều 630 Bộ Luật Dân sự, theo đó:

- Người lập di chúc phải là người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; 

- Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi để được lập di chúc phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Phân tích quyền của người lập di chúc

quyền của người lập di chúc

Quyền của người lập di chúc được quy định tại các Điều 626, Điều 640, Điều 641 Bộ Luật Dân sự 2015, bao gồm những quyền sau:

2.1. Quyền của người lập di chúc được chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Quyền chỉ định người thừa kế là quyền của người lập di chúc được chỉ định cụ thể ai là người được hưởng di sản để lại. Người thừa kế được chỉ định có thể là cá nhân, tổ chức và không bắt buộc phải là người cùng huyết thống với người lập di chúc. Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế là quyền của người lập di chúc được phép chỉ định ai là người không được hưởng di sản để lại. 

2.2. Quyền của người lập di chúc được phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Phân định phần di sản cho từng người thừa kế là quyền của người lập di chúc xác định cụ thể phần di sản cho từng người thừa kế, việc phân định có thể không bằng nhau mà tùy theo ý chí chủ quan của người lập di chúc. Quyền này của người lập di chúc cũng có một số hạn chế theo quy định pháp luật.

2.3. Quyền của người lập di chúc được dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng

Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng là quyền của người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng theo Điều 646 Bộ Luật Dân sự 2015.

2.4. Quyền của người lập di chúc được dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng

Quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng là quyền của người lập di chúc được chỉ định một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và phần di sản đó không được chia thừa kế. Nếu người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không thực hiện đúng di chúc thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản này cho người khác quản lý để thờ cúng (Điều 645 Bộ Luật Dân sự 2015).

2.5. Quyền của người lập di chúc được giao nghĩa vụ cho người thừa kế

Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế là quyền của người lập di chúc được yêu cầu người thừa kế phải làm hoặc không được làm một công việc mà công việc đó thường liên quan đến di sản của người lập di chúc. Quyền này của người lập di chúc còn được bảo đảm thực hiện tại quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo Điều 615 Bộ Luật dân sự 2015.

2.6. Quyền của người lập di chúc được chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Quyền của người lập di chúc trong đó có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Người quản lý di sản được chỉ định này có nghĩa vụ phải lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết; bảo quản di sản… theo quy định tại Điều 617 Bộ Luật dân sự 2015. Người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản có thể là đồng thời là một.

2.7. Quyền của người lập di chúc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc; được gửi giữ di chúc

Quyền của người lập di chúc trong đó có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. 

Pháp luật quy định quyền của người lập di chúc cho phép người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

Xem thêm: Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thừa kế đất đai có di chúc

3. Một số hạn chế khi thực hiện quyền của người lập di chúc

3.1. Hạn chế quyền của người lập di chúc khi khi chỉ định người thừa kế

Quyền của người lập di chúc khi chỉ định ai là người thừa kế di sản bị hạn chế khi người được chỉ định thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ Luật Dân sự 2015, đó là người bị kết án hành hạ người để lại di sản, giả mạo di chúc, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản,... thì không có quyền thừa kế. Trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

3.2. Hạn chế quyền của người lập di chúc khi truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế

Quyền của người lập di chúc còn bị hạn chế trong trường hợp người lập di chúc truất quyền hưởng di sản các đối tượng quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015, bao gồm con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động, hoặc phân định phần di sản của họ ít hơn hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật thì khi mở thừa kế, những người này vẫn được hưởng di sản bằng hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật.

3.3 Hạn chế quyền của người lập di chúc khi thực hiện quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng

Quyền của người lập di chúc trong việc để lại di tặng, di sản để thờ cùng bị hạn chế trong trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng, di sản dùng để thờ cúng này sẽ được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người lập di chúc. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư Dân sự về những quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc năm 2021. Quý khách hàng nếu gặp phải những vướng mắc về quyền của người lập di chúc, có nhu cầu tư vấn sau hơn hoặc cần giúp đỡ thực hiện các trình tự, thủ tục liên quan đến lập di chúc hoặc thừa kế tài sản, có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ kịp thời và tận tâm nhất.

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

– Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

– Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

>> Danh sách văn phòng luật sư của chúng tôi:

Văn phòng luật sư Dĩ An

Văn phòng luật sư Bình Chánh

Văn phòng luật sư Nhà Bè

Bài viết mới nhất

Người lập di chúc có một số các quyền: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;...

quyền của người lập di chúc

Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244